: TVO 24H: 2022-07-03 08:44:01

Lượt xem: 2256

Từ vụ lĩnh án tù vì bỏ mặc bố chết trong cô đơn và bệnh tật, làm thế nào để con lớn lên không bất hiếu?

Không chỉ không chịu chăm sóc bố bệnh tật, khi ông chết người con trai bỏ mặc thi thể, không chịu tổ chức đám tang khiến dư luận phẫn nộ.

Mới đây, một người đàn ông Trung Quốc phải ngồi tù 15 tháng vì đã bỏ mặc người bố của mình chết trong cô đơn và bệnh tật.

Bản án này bị nhiều người cho rằng quá nhẹ so với tội lỗi của một đứa con bất hiếu. "Đây nên được coi như một vụ giết người", một người bức xúc.

Ảnh minh họa

Theo SCMP, sức khỏe bố Wang sa sút sau cú ngã từ tháng 7 năm ngoái. Ông qua đời ngày 23/9/2021 ở tuổi 74 sau khi mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và một số căn bệnh mãn tính khác. Trong 6 ngày cuối đời, ông không thể ra khỏi giường, nói chuyện và cuối cùng ngừng phản ứng. Người con không mai táng cha. Sự việc chỉ được phát hiện khi hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối.

"Ngày bé, bố con tôi khá gần gũi", Wang chia sẻ khi phóng viên The Paper liên lạc. Theo Wang, bố anh trở nên "xa cách và bướng bỉnh" hơn sau một lần bị bệnh nặng. Từ đó, hai bố con ngày càng lạnh nhạt.

Năm 2009, sau khi ly hôn, làm ăn thất bại, Wang cùng mẹ dọn vào một căn nhà thuê để chăm sóc ông bà. Bố anh sống một mình trong ngôi nhà cũ.

Tám năm liền, cha con Vương chỉ chạm mặt trong dịp gia đình gặp nhau và lễ Tết. Tháng 6 năm ngoái, hai năm sau khi mẹ qua đời, Vương đến ở cùng cha vì hết tiền trả thuê nhà và nợ hơn 100.000 tệ.

Suốt thời gian ở cùng nhà, người con hiếm khi nói chuyện với cha, không quan tâm tìm hiểu các loại thuốc, liều lượng thích hợp ông cần uống. Vương bỏ khỏi nhà từ trưa ngồi lỳ ở quán Internet, chỉ về lúc 11 giờ đêm. "Nó thà chăm chó chứ không chăm tôi", cha Vương từng uất ức nói với hàng xóm.

Những sai lầm khi nuôi dạy con cha mẹ nên bỏ ngay nếu không muốn con lớn lên bất hiếu

Nuôi dạy con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang là mong ước của bất kì phụ huynh nào. Thế nhưng, để con trở thành một người như vậy, cách giáo dục của cha mẹ là điều kiện tiên quyết.

Cha mẹ hãy bỏ ngay những sai lầm dưới đây bởi rất có thể con bạn lớn lên sẽ trở thành những đứa con không hiếu thuận.

1. La mắng, dùng bạo lực với con thường xuyên

Ảnh minh họa

Có người nghĩ đó là việc bình thường và dễ dàng dùng quát mắng. Thậm chí roi vọt như một sự trừng phạt đối với trẻ. Thực ra, ở ngưỡng nào đó, một chút quát mắng có thể là một công cụ có lợi trong các hình thức kỷ luật của cha mẹ. Tuy nhiên, việc quát mắng quá mức sẽ gây bất lợi cho sự phát triển tâm lý của trẻ.

Sử dụng những từ ngữ gay gắt. Hoặc la mắng một đứa trẻ được coi là một hình thức bạo lực tinh thần. Các chuyên gia tin rằng các tác động tâm lý của việc bị quát mắng cũng tồi tệ. Và đôi khi còn tồi tệ hơn cả bạo lực thể chất.

Do đó, các bậc phụ huynh nên nhận thức được tác động tâm lý của việc quát mắng đối với con trẻ.

2. Không dạy con sống có trách nhiệm

Một chuyên gia tâm lý nổi tiếng người Mỹ từng khuyên các bậc cha mẹ rằng: "Khi bạn có trách nhiệm với ai thì bạn sẽ yêu thương người ấy. Có trách nhiệm với chính mình, bạn sẽ biết yêu quý bản thân. Một đứa trẻ có trách nhiệm với cha mẹ sẽ gắn bó và yêu thương cha mẹ mình".

Vì thế, trong quá trình giáo dục con cái, cha mẹ cần phải thấu hiểu được nguyên lý về trách nhiệm, gắn bó và yêu thương. Cha mẹ đừng nên chỉ yêu thương con một chiều, đừng nghĩ rằng mình hi sinh, làm tất cả vì con thì con sẽ hiểu được và đối xử với mình tử tế. Chính suy nghĩ sai lầm này đã đẩy cha mẹ rơi vào tình cảnh tuổi già cô độc, con cái thờ ơ, lạnh nhạt.

Bên cạnh đó, đừng nuông chiều con quá mức, cũng đừng thay con làm hết mọi việc. Bởi cha mẹ làm thế sẽ tạo ra một đứa con vô trách nhiệm, sức dài vai rộng nhưng chỉ ỷ lại vào cha mẹ, lớn rồi nhưng bát đĩa cha mẹ vẫn phải rửa, quần áo cha mẹ vẫn phải giặt...

Những bậc cha mẹ thông thái sẽ biết cách dạy con sống có trách nhiệm từ nhỏ. Đầu tiên, họ sẽ dạy con sống tự lập, khuyến khích con tự vệ sinh thân thể, ăn uống, thu dọn đồ chơi, dọn dẹp phòng ngủ, bàn học... Bên cạnh đó, tạo điều kiện để con phụ giúp các công việc nhà, nhờ con giúp những công việc vừa với sức của mình. Nếu con làm chưa tốt, hãy chỉ ra giúp con và động viên con cố gắng.

Những đứa trẻ sống có trách nhiệm với gia đình, khi trưởng thành sẽ là những người con hiếu thuận, biết quan tâm và chăm sóc cha mẹ.

3. Cha mẹ không kính trọng người già

Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, và hầu hết các hành vi của trẻ đều được học từ cha mẹ. Ngoài ra, theo nghiên cứu, hầu hết những phẩm chất và hành vi tốt đẹp của con người đều được hình thành từ thời thơ ấu.

Vì vậy, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ và có thái độ không tốt với người già, con cái của bạn sẽ cảm thấy đó là điều hiển nhiên và chúng có thể hình thành sự thiếu tôn trọng với cả ông bà lẫn bố mẹ trong tương lai. Một nhà văn người Trung Quốc đã từng nói: "Muốn con cái có hiếu với mình thì cách giáo dục tốt nhất là phải hiếu thảo với cha mẹ mình trước tiên".

Muốn con cháu hiếu thảo khi về già thì hãy làm gương, kính trọng, phụng dưỡng các cụ, gieo mầm "đạo hiếu" trong con cháu.

4. Coi trọng vật chất hơn tình yêu dành cho trẻ

Ảnh minh họa

Ngày nay có rất nhiều các bậc cha mẹ nai lưng ra làm việc. Từ việc cơ quan đến việc nhà. Chỉ để cho con hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ. Không cho con đụng tay vào việc nhà. Đứa trẻ chỉ phải học và chơi. Bạn làm vậy là đang tước đi cơ hội làm việc báo hiếu của đứa trẻ. Và dung dưỡng đứa trẻ ngày càng trở nên vô tâm.

Việc làm của bạn vô tình khiến con cảm thấy tình yêu và vật chất cha mẹ cho là hiển nhiên và sự hy sinh của cha mẹ là hợp lý. Thực ra thứ một đứa trẻ cần nhất là tình yêu. Chính nó tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương trong đứa trẻ, giúp tình yêu với đấng sinh thành lớn dần theo thời gian.

Theo Bách Hợp (Gia đình & Xã hội)

Bình luận