: TVO 24H: 2024-06-13 08:40:53

Lượt xem: 2159

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ

Đây là thực tế mà nhiều chuyên gia đã dẫn chứng khi bàn luận về quy định vừa được đề xuất sửa đổi tại dự thảo Luật Tổ chức tòa án.

Ngày 12-6, Chi hội Luật gia phối hợp Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức hội thảo khoa học "Hướng đến hoàn thiện Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2015".

Các chuyên gia tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận, đề xuất giải pháp để hoàn thiện, cải cách pháp luật về tố tụng dân sự 2015 trong bối cảnh hiện nay. Trong đó, vấn đề thẩm quyền thu thập chứng cứ của tòa án trong tố tụng dân sự được quan tâm, bàn luận sôi nổi.

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ- Ảnh 1.

Các đại biểu tham gia hội thảo

Luật sư Đỗ Văn Khánh (Đoàn Luật sư TP HCM) chia sẻ về vấn đề phổ biến mà nhiều người đã gặp phải khi tham gia quá trình tố tụng dân sự. Theo đó, quy định về việc cung cấp chứng cứ trong thời hạn 15 ngày là một biện pháp hữu ích nhằm bảo đảm sự công bằng và minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, thực tế thì việc này thường gặp khó khăn do nhiều lý do khác nhau.

Thậm chí, đối với những tổ chức chuyên nghiệp và minh bạch như ngân hàng, việc đương sự tiếp cận chứng cứ vẫn rất hạn chế. Điều này tạo ra một thách thức đối với đương sự, khi họ cần có chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình.

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ- Ảnh 2.

Luật sư Đỗ Văn Khánh

Thẩm phán Nguyễn Huy Hoàng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà, kể về trường hợp xảy ra tại TP Cam Ranh, khi thẩm phán toà án địa phương này cần văn phòng đăng ký đất đai tại đây cung cấp chứng cứ để giải quyết một vụ việc dân sự nhưng đến lần gửi thông báo thứ 2, yêu cầu của toà án vẫn không được đáp ứng.

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ- Ảnh 3.

Phó Chánh án Tòa án nhân dân Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Huy Hoàng

Để vụ án có thể được sớm giải quyết và bảo đảm sự công bằng đối với các đương sự, thẩm phán đã quyết định lập biên bản đối với hành vi của văn phòng đăng ký đất đai. Lúc này, văn phòng mới đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin mà toà án yêu cầu.

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ- Ảnh 4.

Ths Huỳnh Thị Nam Hải - luật sư, giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật TP HCM

Theo ông Hoàng, trong trường hợp nếu hồ sơ bị thất lạc thì cơ quan lưu giữ cần phải cung cấp thông tin về danh sách hồ sơ thất lạc, người dân không thể chấp nhận lời biện hộ "thất lạc là xong". Người dân có quyền khiếu nại và tố cáo nếu gặp phải sự trì hoãn hoặc trở ngại từ việc yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp chứng cứ.

Có ngân hàng, Văn phòng đăng ký đất đai không hợp tác khi người dân cần chứng cứ- Ảnh 5.

PGS.TS. Lê Vũ Nam, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, phát biểu tại hội thảo

Luật sư Huỳnh Thị Nam Hải, giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Kinh tế - Luật, nhìn nhận dự thảo Luật Tố tụng Dân sự mới đã thay đổi quy định về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án, gây ra nhiều ý kiến trái chiều. 

Theo bà Nam Hải, một số ý kiến cho rằng nên giữ thẩm quyền này cho tòa án để hỗ trợ đương sự, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, vì người dân gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ do sự bất hợp tác của các cơ quan và hạn chế hiểu biết pháp luật. Điều này cũng giúp đảm bảo tính khách quan và bảo vệ quyền lợi của đương sự. 

Tuy nhiên, trong tố tụng dân sự, cần xác định việc thu thập chứng cứ nên là trách nhiệm của đương sự để khuyến khích tính tự chủ, loại bỏ sự ỷ lại vào tòa án và đảm bảo tính trung lập của trong xét xử các vụ việc dân sự, phù hợp xu hướng chung của thế giới. 

Nguồn: Người Lao Động

Bình luận